TRANG CHỦ

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Kinh nghiệm khi lựa chọn mua xe nâng động cơ cũ

Kinh nghiệm khi lựa chọn mua xe nâng động cơ cũ, xe động cơ đã qua sử dụng Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn kinh nghiệm mua xe nâng, đặc biệt là xe nâng cũ (mua lại). Do đây là kinh nghiệm cá nhân mà tôi cùng các kiểm định viên sau nhiều năm đi kiểm định xe nâng tại các doanh nghiệm. Do đó các kỹ năng tôi trình bày dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Trước tiên bạn cần xác định rõ mục đích chính của bạn khi sử dụng xe nâng Hàng hóa bạn muốn nâng là gì? tình trạng đóng gói hàng hóa (đã được đóng thành từng khối,
hay đóng theo thùng,..) với từng loại khác nhau ta có các lựa chọn khác nhau về loại xe, thiết bị càng nâng hay kẹp… Biết tải trọng nâng thực tế mà bạn cần? để ta xác định tải trọng xe. Biết kích thước của một kiện hàng, từ đó ta mới lựa chọn khung được. Biết chiều cao nâng thực tế ? để xác định chiều cao khung xe. Biết kích thước pallet của bạn?. Để xác định loại nĩa cần sử dụng và tải trọng xe vì kích thước pallet sẽ liên quan tới tâm nâng của khối hàng Ví dụ, pallet có chiều RxD = 1000×1200, nếu nĩa đâm chiều dài (1200), thì tâm nâng của khối hàng sẽ là 500mm, tương tự với nĩa đâm chiều ngắn, tâm nâng sẽ là 600mm. Điều này rất quan trọng vì tâm nâng hàng hóa sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tải trọng nâng của xe nâng hàng. Ví dụ, 1 xe 2,5 tấn, khung V nâng cao 3m, tại tâm nâng 500 sẽ nâng được 2500kg, nhưng với tâm nâng 600mm thì xe chỉ nâng được 2260kg. Bạn có sử dụng xe trong container không? nhiều hay ít? và dùng lấy mỗi lần 1 hay 2 pallet hàng? – xác định loại khung xe (2 tầng, hay ba tầng). Chiều rộng & cao của lối đi của xe nâng? Theo kinh nghiệm của chúng tôi, muốn dùng được xe forklift (loại xe ngồi lái), lối đi nhỏ nhất cũng phải là 3,8 mét, còn xe reach-truck ( loại đứng lái), thì lối đi nhỏ nhất là 2,8 mét. Bạn dùng xe bao nhiêu giờ một ngày? Từ đó ta sẽ xác định lượng ắc quy cần sử dụng. Còn về các loại xe, hiện nay, mỗi hãng sản xuất đều có thế mạnh riêng, và còn tùy thuộc vào số tiền của bạn để lựa chọn. Và tùy theo nhu cầu mà chúng ta chọn xe đứng lái đắt hơn xe ngồi lái. Xe điện đắt hơn xe xăng-ga, xe dầu. Tiến hành kiểm tra, xem xét các yếu tố bên ngoài Kết cấu xe có bị móp méo không? Bánh xe có mòn quá không? Càng nâng có nứt, gãy, mòn quá quy định không? Xích có mòn quá quy định không? Đề còn tốt không? Đèn, kèn, còi, xi-nhan, kính chiếu hận còn hoạt động không? Xi-lanh thủy lực có bị xì nhớt hay không? kiểm tra xi lanh thủy lực xe nâng Nói chung quan sát các chi tiết càng kỹ, càng nhiều thì càng tốt cho chúng ta.
Chứ nếu không khi mua về lại ấm ức “sao lúc đó mình không coi kỹ nhỉ” Tiếp theo chúng ta nổ máy lên thử, lắng nghe tiếng nổ của động cơ, tiếng kêu lóc cóc trong động cơ, tùy theo mức độ và dựa theo kinh nghiệm (tai nghe), mà chúng ta định giá phần động cơ. Và chúng ta cũng cần quan tâm thêm tiếng động dầu trong bộ van điều khiển, thực hiện hàng loạt các thao tác mà chúng ta nghe thấy tiếng dầu réo to hơn, thì điều đó chứng tỏ con trượt đã bị mòn. Phần này nó quyết định ít nhiều đến giá cả của xe nâng đó các bạn ạ. Kế tiếp chúng ta nói chủ xe cho ta thử tải. Ở đây các bạn nên thử cả tải tĩnh và tải động nhé. Cụ thể như sau: Thử tải tĩnh: 125% tải trọng nâng thực tế (tải trọng sử dụng). Ví dụ: các bạn muốn mua xe nâng phục vụ cho nhu cầu 1 Tấn. Các bạn nên thử nâng tải là 1,25 Tấn. Các bạn thực hiện việc nâng tải cách mặt đất tầm 0,5 (m), định vị lại chiều cao nâng (có thể dùng thướt dây, thướt kéo, tốt nhất là dùng thướt đo độ cao). Tắt máy cho xe đứng yên tầm 5 phút. Sau đó chúng ta đo lại chiều cao tải cách mặt đất, nếu có sự xe dịch (hàng hạ xuống) thì hệ thống thủy lực đã có vấn đề. Tốt nhất đừng hạ quá 3 (cm) Thử tải động: 110% tải trọng nâng thực tế (tải trọng sử dụng). Ví dụ: các bạn muốn mua xe nâng phục vụ cho nhu cầu 1 Tấn. Các bạn nên thử nâng tải là 1,1 Tấn. Lần này chúng ta thực hiện các thao tác nâng, hạ, nghiêng càng nâng, chạy tới, chạy lui, và kết hợp các cơ cấu. Nếu không có vấn đề gì chúng ta tiến hành các bước tiếp theo. Tiếp theo chúng ta kiểm tra hệ thống dầu: bạn hãy xả gió hết đi, sau đó chúng ta vận hành xe nâng theo trình tự thử tải động như trên tầm 5 phút, nếu thấy chỗ xả gió của hệ thống dầu có bị sủi bọt ở chỗ xả gió thì tức là hệ thống không kín, và ngược lại. Cho xe nâng hạ tải (110% tải trọng sử dụng) nhanh đột ngột, xem cơ cấu ga tự động có còn hoạt động tốt không.
Khi nâng lên, nếu thấy hiện tượng giật, thì ráng trả giá phần đó nhé bạn chấp nhận sử dụng xe nâng với kiểu đó. Cổ Pisston nâng hạ phải khô ráo, không trầy xước Kiểm tra dầu có chảy ra từ hệ thống thủy lực không? Có thể thử bằng phương pháp thẩm thấu: lấy cục phấn trà lên những chỗ nghi sẽ rỉ dầu, sau quá trình thử tải tĩnh và động, bạn hãy xem tại những vị trí này có hiện tượng dầu chảy ra không? bạn chú ý cái chén cao su tổng hợp ( làm kín piston ống ben) và mấy cái Joint làm kín. Trong môi trường làm việc nặng nhọc và bụi bặm, các chi tiết này rất dễ mòn. Dẫn đến chảy dầu và giảm sức nâng hàng Ngoài ra bạn hãy xem con heo dầu có phổ biến trên thị trường bán hàng cũ không? Vì Đây là thiết bị hay bị hư nhất. Chúng tôi chúc bạn lựa chọn, mua được chiếc xe nâng ưng ý qua bài viết kinh nghiệm mua xe nâng qua thời gian kiểm định của các nhân viên, mà chúng tôi đã trình bày trên đây.
/

1 nhận xét: